Thu nhập cao từ trồng tre lấy măng

Theo Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện  thì mô hình trồng tre lấy măng bắt đầu triển khai tại địa phương từ năm 2006. Sau hơn 5 năm đưa các giống tre lấy măng vào trồng tại các hộ gia đình, đến nay, mô hình đã thật sự mang lại thu nhập cao cho bà con.


      Trước đây, để giúp bà con mở rộng và phát triển diện tích theo hướng "đa cây, đa con", ngành Nông nghiệp huyện tiến hành cấp phát cho mỗi hộ từ 3-5 bầu cây giống để bà con trồng thử nghiệm.
      Ban đầu chỉ vài hộ trồng theo ranh đất, dọc bọ ao số lượng măng ít nên họ chủ yếu dùng để cải thiện bữa ăn gia đình. Về sau nhu cầu của thị trường ngày càng mạnh, giá măng khá ổn định, măng thu hoạch bao nhiêu thương lái lên tận nơi mua bấy nhiêu. Thấy trồng măng có hiệu quả, lại tốn ít công chăm sóc nên phong trào trồng măng bắt đầu phát triển tại các hộ gia đình từ đó.







      Bà Thị Ganh ở bon Bu Za Ráh, xã Nghĩa Thắng cho biết: "Bà con ở đây chủ yếu trồng các loại giống tre điền trúc, mạnh tông, các giống tre này rất phù hợp với điều kiện đất đai ở đây, lại dễ trồng, cứ sau khi mưa xuống được 2 tháng là tôi bắt đầu chiết gốc rồi đem giăm quanh bọ ranh. Cây tre từ khi trồng đến lúc thu hoạch mất khoảng 3 năm, ít tốn công chăm sóc, không tốn chi phí phân, thuốc bảo vệ thực vật. Hơn nữa trồng tre còn tận dụng được diện tích đất trống, chống xói mòn nên các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong bon nhà nào cũng trồng từ 10-20 gốc. Mỗi đợt cắt măng cũng được 3-4 tạ".
      Còn gia đình ông K’Tiên là một trong những hộ trồng đầu tiên ở bon Bu Za Ráh đã tận dụng hơn 5 sào đất hoang hóa để trồng tre lấy măng từ năm 2006. Theo ông K’Tiên thì khác với các loại cây trồng khác, trồng tre không cần phải tập trung xuống giống một lần mà có thể trồng dần theo từng năm để tận dụng đất nên rất dễ dàng đối với những hộ khó khăn về vốn đầu tư. Do đó, mấy năm đầu cây tre chỉ là cây trồng phụ, nhưng sau một vài năm trồng cho đến khi kín diện tích thì cây tre lấy măng cho thu nhập không thua kém gì cây điều, cây cà phê.
      Cây tre cho măng khoảng giữa tháng 6 đến hết tháng 9 âm lịch, cách 4 ngày cắt măng một lần. Vào đầu mùa mưa, măng thưọng có giá 13.000 đồng/kg, đến thời điểm thu hoạch rộ, giá khoảng 3.500 đồng/kg. Với gần 100 gốc tre mạnh tông, trung bình mỗi mùa, gia đình ông đã thu hoạch hàng chục tấn măng, trừ chi phí, cũng có thu nhập hơn 15 triệu đồng/vụ. Vào vụ thu hoạch măng, hầu hết các thôn, bon trên địa bàn huyện đắk R’lấp đều hình thành các điểm thu mua măng tươi, các điểm sơ chế măng để chuyển đi các tỉnh thành khác để bán.
      Bà Nguyễn Thị Liên, chủ một điểm sơ chế măng trên địa bàn xã Nhân Cơ cho biết: "Mặc dù lượng măng trồng tại các hộ gia đình trong xã khá nhiều, nhưng do nhu cầu tiêu thụ măng tươi trên thị trường rất lớn nên cơ sở thu mua không hạn chế. Măng thu mua về sau khi bóc vọ, rửa sạch thì thái lát mọng để xuất bán tươi nếu số lượng ít. Còn nếu số lượng nhiều thì cơ sở cho vào nồi luộc chín, sau đó ủ chua hoặc phơi khô để đến cuối năm khoảng tháng 11-12 bán với giá cao hơn gấp nhiều lần. Hiện tại đang vụ thu hoạch nên giá măng chỉ 3.000-4.000 đồng/kg, nhưng vào thời điểm cuối năm giá có thể tăng lên đến 20.000-30.000 đồng/kg. Do đó, người trồng măng tre bình thưọng đã có thu nhập cao, nhưng nếu có điều kiện trữ lại cuối mùa bán thì mức thu nhập sẽ rất cao".
      được biết, sản phẩm từ măng tre hiện đang được người dân ở các đô thị lớn rất ưa chuộng. Không những vậy, măng của Việt Nam còn được xuất khẩu đi vào thị trường các nước Nhật Bản, đài Loan, các nước đông Âu, Tây Âu… Ngoài hiệu quả kinh tế cao, cây tre còn bảo vệ đất, chống xói mòn, chắn gió, hạn chế dòng chảy, hạn chế tác hại của lũ quét, cải thiện môi trường và phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Thân tre từ 3 đến 5 tuổi còn dùng làm nguyên liệu phục vụ chế biến giấy, vật liệu xây dựng, mỹ nghệ, ván ép, làm tăm, làm đũa…
 
      Cũng theo Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện đắk R’lấp thì cây măng tre đang được các hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở đây phát triển rất mạnh và bước đầu mang hiệu quả kinh tế cao. Chính quyền địa phương vừa khuyến khích mở rộng diện tích vừa hướng dẫn đồng bào áp dụng đúng kỹ thuật từ nhân giống, chăm bón đến thu hoạch, giúp bà con tăng thu nhập, thoát nghèo. Không những vậy, từ nhiều nguồn vốn khác nhau, các cấp, ngành, đoàn thể của địa phương còn hỗ trợ cây giống, Trạm Khuyến nông huyện hỗ trợ phân bón, kỹ thuật, đến nay diện tích trồng tre lấy măng trên địa bàn huyện đã phát triển hơn 100 ha.
      Từ hiệu quả khả quan của cây tre, Sở Nông nghiệp-PTNT đã và đang xây dựng nghề trồng tre lấy măng thành dự án lớn và xác định cây tre lấy măng là cây xóa đói, giảm nghèo của người dân, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Nguồn tin: Báo Đăk Nông
cung cấp giống tre măng điền trúc , tre tàu 14.000đ/cây 
Thế Giới Cây Giống . since 1993
20 năm tuyển chọn giống cây trồng
0906194819 - 098886820 
  
Địa chỉ : Ấp 14 , xã Long Trung , huyện Cai Lậy , tỉnh Tiền Giang 

Chi nhánh Miền Đông  : Ấp 3 , xã Trừ Văn Thố , huyện Bến Cát , tỉnh Bình Dương

Điện thoại liên lạc : 

0988868620 Nhẫn 

1 nhận xét:

  1. Tre điền trúc đúng là siêu măng , nghe nói có giống tre măng từ thụy sỹ , ăn ngon và béo như nõn dừa

    Trả lờiXóa